Trung Tâm Nghiên Cứu Triển Khai Công Nghệ Hóa Học

1. TÊN ĐƠN VỊ: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Công nghệ Hóa học là đơn vị trực thuộc Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam VIIC. Trung tâm được thành lập vào 5/2013 với tiền thân là Phòng Nghiên cứu Phát triển, với chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất, nghiên cứu và triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ – công nghiệp vào ứng dụng thực tiễn.

 

Cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu triển khai công nghệ hóa học

– Chi nhánh Viện hóa học Công nghiệp Việt Nam những ngày đầu thành lập.

Giám đốc: ThS. Đinh Văn Nam

Di động: 0913 308 833

Email: dinhvannam68@gmail.com

 

Phó Giám đốc: ThS. Dương Thị Hằng

Di động: 0904 681 125

Email: duongthihang2002@yahoo.com

 

 

2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

CHỨC NĂNG:

Hạt động theo chức năng của Viện được đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh của Viện liên quan đến lĩnh vực công nghệ hóa học và các hoạt động dịch vụ, khoa học công nghệ có liên quan.

NHIỆM VỤ:

–         Tham gia tuyển chọn, đấu thầu thực hiện các nhiệm vụ KHCN của các cấp quản lý cũng như của các đơn vị trong lĩnh vực hóa học.

–         Nghiên cứu sản xuất và kinh doanh các vật liệu bôi trơn.

–         Nghiên cứu công nghệ hóa học, triển khai và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật bao gồm nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm, sản xuất – chế thử tạo ra công nghệ, sản phẩm, vật liệu và thiết bị cho ngành công nghiệp hóa chất.

–         Đánh giá, giám định, phân tích chất lượng sản phẩm hóa chất, tài nguyên, môi trường.

–         Dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật và tư vấn cho các đơn vị trong và ngoài nước về khoa học kỹ thuật.

–         Sản xuất, kinh doanh.

–         Đào tạo tiến sĩ công nghệ hóa học.

–         Tham gia liên doanh, liên kết với các trường đại học để đào tạo kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ hóa học.

3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 

3.1. Lĩnh vực nghiên cứu

 Nghiên cứu phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường;

– Xử lý và tái sinh các sản phẩm dầu mỏ đã qua sử dụng;

– Tổng hợp nhiên liệu sinh học;

– Tổng hợp hữu cơ, hóa dầu.

3.2. Các đề tài nghiên cứu gần đây

– Nghiên cứu công nghệ cracking xúc tác để sản xuất nhiên liệu từ dầu nhờn thải– Đề tài độc lập cấp nhà nước;

– Nghiên cứu quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất điêzen sinh học gốc từ thứ phẩm, phụ phẩm nông lâm nghiệp (rơm rạ lúa ngô, mùn cưa,…) bằng phương pháp nhiệt – hóa học – Đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình Nhiên liệu sinh học;

– Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tổng hợp và sản xuất thử nghiệm chất kích thích sinh trưởng cây trồng thân thiện với môi trường – Đề tài cấp Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội;

– Nghiên cứu chiết tách lecithin từ dầu đỗ tương, sử dụng làm phụ gia giảm khói xả cho nhiên liệu động cơ diezen – Đề tài cấp Bộ Công Thương;

– Nghiên cứu sản xuất dầu cho quá trình gia công cáp điện có điện thế cao 6kV-100kV– Đề tài cấp Bộ Công Thương;

– Nghiên cứu sản xuất dầu bôi trơn cho quá trình cán kéo dây kim loại – Đề tài cấp Bộ Công Thương;

– Xây dựng mô hình thí điểm với công nghệ thích hợp phân hủy Polychlorinated biphenyl trong dầu biến thế phù hợp với điều kiện thực tế về môi trường khu vực Hà Nội – Đề tài cấp Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội;

– Nghiên cứu sản xuất nhựa alkyd từ dầu đỗ tương làm nguyên liệu pha sơn – Đề tài cấp Bộ Công Thương;

– Nghiên cứu tổng hợp một số dẫn xuất amid có tính năng ức chế ăn mòn cao từ nguồn axit béo C8-C18 – Đề tài cấp Bộ Công Thương;

– Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý chất thải rắn có chứa polychlorinated biphenyl (PCB) bằng các giải pháp khuyến khích kinh tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường – Chương trình Ngân hàng thế giới WB, Đại sứ quán Đan Mạch.