Những tiêu chuẩn hàng đầu của dầu nhớt trên thế giới

Dầu nhớt là thành phần quan trọng bậc nhất đối với các loại động cơ đốt trong, đặc biệt là ôtô. Mỗi hãng dầu đều sở hữu công nghệ khác nhau, nhưng điểm chung đều phải đáp ứng những quy chuẩn của các tổ chức hàng đầu thế giới. Hiện, có hai tiêu chuẩn phổ biến nhất trong ngành này là Cấp chất lượng API và Cấp độ nhớt SAE.

Cấp chất lượng API (American Petroleum Institute) được chứng nhận bởi Viện Dầu khí Mỹ, tiêu chuẩn bắt buộc cho mọi loại dầu nhớt được bán ra tại thị trường này. Với những đánh giá toàn diện về các loại dầu nhớt, API dần trở thành tiêu chuẩn phổ biến trên toàn cầu.

Chuyên gia tại Car Talks Dầu nhớt bảo vệ động cơ ôtô như thế nào hướng dẫn người dùng cách hiểu các thông số của dầu nhớt. Ảnh: Tuấn Vũ.

Chuyên gia tại Car Talks “Dầu nhớt bảo vệ động cơ ôtô như thế nào” hướng dẫn người dùng cách hiểu các thông số của dầu nhớt.

Cấp chất lượng của dầu nhớt động cơ xăng có các ký hiệu API SA, SB, SC… Với động cơ diesel, cấp chất lượng sẽ có ký hiệu API CA, CB, CC… Trong đó, chữ cái cuối cùng để phân biệt các cấp, xếp theo bảng chữ cái. Chữ đứng sau càng về cuối bảng chữ cái thì phẩm cấp càng cao. Ví dụ, API SA sẽ có chất lượng thấp hơn API SB hoặc API SC. Trung bình sau khoảng 4-5 năm, tổ chức này sẽ đưa ra một cấp API mới, theo sự phát triển của thiết kế động cơ.

Một chứng nhận tương tự API cho dầu nhớt tại châu Âu là ACEA (European Automobile Manufacturers Association), được phát triển bởi Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô châu Âu, áp dụng cho các loại dầu nhớt bán ra tại thị trường này.

Tiêu chuẩn tiếp theo của dầu nhớt cho động cơ là Cấp độ nhớt SAE (Society of Automotive Engineers), được phát triển bởi Hiệp hội Kỹ sư Ôtô. Tiêu chuẩn này thể hiện độ đặc, loãng của dầu nhớt, ví dụ: SAE 0W-40, 5W-40, 10W-40. Trong đó, chữ số đứng trước W (Winter – mùa đông) thể hiện khoảng nhiệt độ mà loại dầu giúp động cơ khởi động tốt. Nhiệt độ âm này được xác định bằng cách lấy con số đó trừ đi cho 35. Ví dụ, dầu nhớt 20W-50 sẽ giúp động cơ khởi động tốt ở nhiệt độ -15 độ C. Dầu 10W-30 khởi động tốt ở -25 độ C.

Ở chỉ số phía sau, con số càng lớn đồng nghĩa nhớt càng đặc. Dầu nhớt bôi trơn có đặc tính thay đổi liên tục theo nhiệt độ, sẽ đặc lại khi nhiệt độ thấp và loãng ra ở nhiệt độ cao. Cấp độ này được xác định ở 100 độ C, mức nhiệt trung bình của dầu nhớt khi động cơ hoạt động. Ví dụ, dầu nhớt có chỉ số 20W-50 sẽ có độ nhớt cao hơn so với loại 10W-30.

Thiết bị mô phỏng giúp hình dung độ đặc, loãng của dầu nhớt. Ảnh: Tuấn Vũ.

Thiết bị mô phỏng giúp hình dung độ đặc, loãng của dầu nhớt.

Ngoài các tiêu chuẩn cơ bản trên, một số nhà sản xuất động cơ lớn thường phát triển thêm những tiêu chuẩn riêng, để thử nghiệm và chấp thuận đối với loại dầu khuyến cáo, nhằm đảm bảo khả năng bảo vệ tối đa và tối ưu hiệu năng cho động cơ của họ. Do đó các nhà sản xuất dầu nhớt lớn thường hợp tác với các nhà sản xuất động cơ, đầu tư nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm công thức riêng, tự phát triển công nghệ cao cấp, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn và mang đến lợi ích tốt hơn cho người dùng.

Đơn cử Shell đã phát triển giải pháp hoàn toàn mới, sử dụng khí thiên nhiên để sản xuất ra dầu gốc với công nghệ PurePlus. Đại diện hãng cho biết, Shell Helix Ultra với công nghệ PurePlus là loại dầu nhớt thương mại đầu tiên được chiết xuất từ khí thiên nhiên, hứa hẹn mang lại hiệu năng tốt hơn cho động cơ ôtô.

Công nghệ trên được hãng này đánh giá là bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp dầu mỏ, giúp chuyển đổi khí tự nhiên thành dầu gốc trong suốt, hầu như không lẫn tạp chất trong dầu thô. Quy trình này của Shell gồm 4 bước. Mê-tan trong khí thiên nhiên phản ứng với oxy tinh khiết tạo ra khí tổng hợp. Khí này đi qua lò phản ứng và chuyển hóa thành chất lỏng Syncrude. Syncrude trong lò sẽ bẻ gãy hydro và phá vỡ các phân tử, tạo nên chất mới. Cuối cùng, các phân tử mới sẽ được Shell chưng cất thành các sản phẩm tinh khiết, bao gồm dầu gốc PurePlus.

Đại diện hãng cho biết, dòng dầu Shell Helix Ultra ứng dụng công nghệ PurePlus được phát triển với 4 mục đích chính, gồm tăng hiệu năng, làm sạch động cơ, giảm mức hao hụt và tiết kiệm nhiên liệu. Trong đó, dòng dầu nhớt này có độ chống xuống cấp ưu việt đến 32% so với tiêu chuẩn trong ngành, mang đến dòng chảy nhanh hơn gấp ba lần ở nhiệt độ -40 độ C, theo thông số từ Shell. Ngoài ra, công nghệ này còn giúp dầu nhớt bay hơi ít hơn 50% so với thế hệ trước, đồng thời giúp tối ưu mức tiêu hao nhiên liệu.

Ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn của những tổ chức hàng đầu thế giới, Shell cũng là đối tác cung cấp dầu nhớt cho Ferrari, đội đua BMW Works, Maserati hay Hyundai trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, Shell cung cấp ra thị trường đầy đủ các loại dầu nhớt từ phổ thông, trung cấp đến cao cấp. Trong đó, dòng sản phẩm Shell Helix đáp ứng đa số tiêu chuẩn API của Mỹ, ACEA châu Âu và được chấp thuận từ nhiều các nhà sản xuất OEM (thiết bị gốc) cho các dòng xe tại Việt Nam.