Giá xăng dầu hôm nay 16/5: Đảo chiều đi lên, chiếm lại mốc 70 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay (16/5) trên thị trường thế giới đảo chiều đi lên sau chuỗi ngày giảm liên tiếp. Giá dầu thế giới đã chiếm lại mốc 70 USD/thùng.

Tại thị trường trong nướcgiá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 11/5 của liên Bộ Tài chính – Công Thương.

Cụ thể, giá xăng RON 95 là 21.000 đồng/lít. Giá xăng E5 xuống mức 20.130 đồng/lít. Giá dầu diesel ở mức 17.650 đồng/lít. Giá dầu hoả là 17.970 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:

Mặt hàngGiá từ 11/5 (đơn vị: đồng/lít)So với kỳ trước
Xăng RON 95-III21.000– 1.320
Xăng E5 RON 92-II20.130– 1.300
Dầu diesel17.650– 600
Dầu hỏa17.970– 550

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay (16/5) đảo chiều đi lên.

Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 10h43′ hôm nay (ngày 16/5, giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent lên mức 75,57 USD/thùng, tăng 0,34 USD, tương đương 0,45% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 71,42 USD/thùng, tăng 0,31 USD, tương đương 0,44% so với phiên liền trước

Hôm qua (15/5), giá dầu thế giới vào đầu phiên vẫn tiếp nối mạch giảm từ tuần trước, mất mốc 70 USD/thùng. Tuy nhiên, đến cuối phiên, giá dầu quay đầu đi lên.

Cụ thể, theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 9h56′ ngày 15/5 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent xuống mức 73,68 USD/thùng, giảm 0,49 USD, tương đương 0,66% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 69,62 USD/thùng, giảm 0,42 USD, tương đương 0,6% so với phiên liền trước

Đến 20h03′ ngày 15/5 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent lên mức 74,67 USD/thùng, tăng 0,5 USD, tương đương 0,67% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 70,38 USD/thùng, tăng 0,34 USD, tương đương 0,48% so với phiên liền trước.

Giá xăng dầu đảo chiều đi lên 

Giới phân tích nhận định, giá dầu đi lên do lo ngại nguồn cung thắt chặt và triển vọng nhu cầu tăng.

Nguồn cung dầu thô toàn cầu có thể thắt chặt vào nửa cuối năm nay khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) hồi tháng 4 vừa qua cho biết một số nước thành viên sẽ cắt giảm sản lượng hơn nữa, làm giảm nguồn cung dầu thô hiện có. Theo tính toán của hãng tin Reuters, OPEC+ sẽ cắt giảm khoảng 1,16 triệu thùng/ngày, qua đó nâng tổng lượng cắt giảm lên 3,66 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu tại các nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc.
Yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá dầu là việc Mỹ có tín hiệu nối lại hoạt động mua hàng tích trữ.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm ngày 12/5 cho hay Chính phủ Mỹ có thể mua lại dầu để lấp đầy kho dự trữ chiến lược của nước này sau khi hoàn thành đợt bán bắt buộc vào tháng 6 tới. Mỹ sẽ mua dầu khi giá duy trì bền vững ở trong hoặc dưới mức 67-72 USD/thùng.

Thông báo này được đưa ra sau báo cáo hàng tuần của Công ty Dịch vụ Năng lượng Baker Hughes Co cho thấy số lượng giàn khoan dầu hoạt động của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2022, trong khi số giàn khoan khí đốt của nước này giảm xuống mức thấp nhất vào tháng 4 năm ngoái.

Cùng với đó, giá dầu cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu xăng của Mỹ tăng vọt trước mùa hè.

Bên cạnh đó, một báo cáo mới đây của OPEC dự báo nhu cầu dầu thô từ tháng 7-12 của nhóm sẽ cao hơn 90.000 thùng/ngày so với dự kiến trước đó. Trong khi đó, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023, kỳ vọng rủi ro kinh tế sẽ được bù đắp bởi tăng trưởng nhu cầu cao hơn của Trung Quốc.

Trong tuần trước, giá dầu đã giảm tuần thứ tư liên tiếp, đánh dấu chuỗi tuần sụt giảm dài nhất kể từ tháng 9/2022, do những lo ngại Mỹ có thể rơi vào suy thoái và bức tranh kinh tế hậu Covid-19 của Trung Quốc phục hồi chậm.